Lãi suất trái phiếu chính phủ là gì? Cách tính lãi suất trái phiếu

Hiện nay, các doanh nghiệp thường có xu hướng đầu tư và quan tâm đến các mã trái phiếu có mức lãi suất ổn định. Một trong số đó là trái phiếu chính phủ. Đây có lẽ là một lựa chọn an toàn và tối ưu nhất, mang lại mức rủi ro thấp. Chính vì thế, họ khá quan tâm đến lãi suất trái phiếu của chính phủ ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Tính Lãi Suất khám phá bài viết dưới đây nhé.

Lãi suất trái phiếu chính phủ là gì?

Lãi suất trái phiếu chính phủ là mức lợi nhuận được trả cho người nắm giữ trái phiếu chính phủ. Đây là khoản tiền mà chính phủ trả cho các nhà đầu tư. Như một khoản thù lao cho việc vay vốn thông qua việc mua trái phiếu chính phủ.

Lãi suất trái phiếu chính phủ là gì?
Lãi suất trái phiếu chính phủ là gì?

Lãi suất trái phiếu chính phủ thông thường có 3 loại:

  • Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được công bố khi phát hành trái phiếu, thường được tính theo phần trăm mệnh giá trái phiếu
  • Lãi suất đặt thầu: giá trị trái phiếu có thể thay đổi trên thị trường do cung và cầu. Dẫn đến lãi suất thực tế khách nhận được sẽ có sự chênh lệch với lãi suất danh nghĩa
  • Lãi suất trúng thầu: đây là lãi suất phản ánh lợi nhuận thực tế mà người đầu tư sẽ nhận được nếu mua trái phiếu.

Cách tính lãi suất trái phiếu

Qua Thông tư số 111/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định cách tái lãi suất trái phiếu như sau:

Đối với trái phiếu chính phủ có kỳ hạn trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:

Số tiền thanh toán lãi suất trái phiếu với kỳ trả lãi đầu tiên = (mệnh giá trái phiếu * lãi suất danh nghĩa % năm * số ngày thực tế giữa ngày thanh toán tiền mua và ngày thanh toán tiền lãi đầu tiên kể từ ngày mua trái phiếu) / (số kỳ hạn trả lãi trong 1 năm * số ngày trong kỳ trả lãi theo giả định khi việc thanh toán xảy ra)

Đối với số tiền thanh toán lãi của một trái phiếu chính phủ trong các kỳ trả lãi tiếp theo:

Tiền lãi nhận được của một trái phiếu trong các kỳ lãi tiếp theo = (mệnh giá trái phiếu * lãi suất danh nghĩa) / (số kỳ hạn thanh toán lãi trong một năm)

Cách tính lãi suất trái phiếu
Cách tính lãi suất trái phiếu

Lưu ý:

Đối với số tiền thanh toán lãi của một trái phiếu sẽ được làm tròn lên đến đơn vị đồng

Với lãi suất danh nghĩa trái phiếu:

  • Đối với phát hành lần đầu: lãi suất danh nghĩa áp dụng đối với các nhà tạo lập trúng thầu cạnh tranh lãi suất. Được làm tròn xuống dưới 1 chữ số thập phân
  • Đối với phát hành bổ sung: lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đang lưu hành và phát hành bổ sung.

Tình hình lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam mới nhất

Các ngân hàng hiện nay cũng không còn quá quan tâm nhiều đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Do đó, lượng vốn trái phiếu đáo hạn lớn trong thời gian gần đây đã giúp thanh khoản được nhiều nhà băng. Tạo điều kiện ổn định lãi suất.

Trái phiếu chính phủ với mức lãi suất phát hành TPCP có xu hướng tăng. Kho bạc Nhà nước đã huy động được 238,297 tỷ đồng trái phiếu chính phủ:

  • Các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm đạt khoảng 59,6 % kế hoạch phát hành 400,000 tỷ đồng trong năm 2024.
  • Hạn kì tháng 7, tháng 8 là 81,795 tỷ đồng. Đạt khoảng 54,5% kế hoạch quý 3/2024 (150.000 tỷ đồng)

Trong những tháng còn lại của năm, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục tiến hành ngân quỹ. Đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch với kho bạc nhà nước

Lưu ý khi đầu tư lãi suất trái phiếu này

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không nên đầu tư toàn bộ vào trái phiếu chính phủ mà nên phân bổ vốn vào nhiều kênh đầu tư khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin: Trước khi đầu tư, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại trái phiếu, lãi suất, rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Tổng Kết

Tính Lãi Suất đã cung cấp đến bạn toàn bộ thông tin về lãi suất trái phiếu chính phủ. Hy vọng qua thông tin giúp bạn nắm rõ và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Hãy theo dõi đồng hành cùng Tính Lãi Suất trong những bài viết tiếp nhé.

Viết một bình luận